024 6680 9640
THÔNG TIN TOÁN HỌC Người Việt trẻ

Nhà toán học người Việt giải được hai bài toán thế kỷ


Ngày cập nhật: 18-10-2024:17-47-25 / Số lần đọc: 40
Giáo sư Phạm Hữu Tiệp và cộng sự giải quyết được hai vấn đề từng khiến các nhà Toán học bối rối trong nhiều thập kỷ. Đó là giả thuyết độ cao 0 của Bauer và một kết quả của Lý thuyết Deligne-Lusztig, ra đời lần lượt vào năm 1955 và 1976. Lời giải được đăng trên Annals of Mathematics và Inventiones mathematicae, những tạp chí Toán học uy tín hàng đầu.
Trong bản tin hôm 9/10, trên website Đại học Rutgers - nơi ông Tiệp là giáo sư đặc biệt, các chuyên gia đánh giá đây là những tiến bộ đột phá trong lĩnh vực lý thuyết biểu diễn của nhóm hữu hạn, một hướng nghiên cứu của Toán học.

Phần chứng minh Giả thuyết độ cao 0 của giáo sư Tiệp có thể giúp nâng cao hiểu biết về tính đối xứng của cấu trúc và vật thể có trong tự nhiên, khoa học, cũng như hành vi lâu dài của nhiều quá trình ngẫu nhiên phát sinh ở các lĩnh vực Hóa học, Vật lý kỹ thuật, Khoa học máy tính và Kinh tế.

Còn việc làm rõ một kết quả của lý thuyết Deligne-Lusztig cung cấp thêm hiểu biết về "Vết của ma trận", phục vụ giải quyết nhiều vấn đề khác trong Toán học.

"Tôi chưa bao giờ mong có thể giải được. Nhưng các giả thuyết cần phải được chứng minh" giáo sư Tiệp chia sẻ, cho biết đã dành gần 10 năm để tìm ra đáp án.

"Giáo sư Tiệp và cộng sự đạt được thành tựu lớn tốt nhất mà chúng tôi có thể tưởng tượng. Nhờ sự nghiệp đồ sộ, ông ấy đã giúp khoa Toán hiện diện trên trường quốc tế, duy trì vị thế là trung tâm hàng đầu thế giới", Stephen Miller, Trưởng khoa Toán của Đại học Rutgers nói.

GS Phạm Hữu Tiệp. Ảnh: Đại học Rutgers, Mỹ

GS Tiệp là cựu học sinh trường THPT Chu Văn An, Hà Nội. Năm 1979, khi 16 tuổi, ông là một trong bốn thí sinh Việt Nam thi Olympic Toán quốc tế (IMO), giành huy chương bạc.

Năm 1980, ông sang học khoa Toán - Cơ, Đại học Tổng hợp Lomonosov (MGU, Liên Xô cũ). Ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ năm 1991. Giai đoạn này, ông nghiên cứu về dàn nguyên, khai triển trực giao của đại số Lie và bắt đầu chuyển sang các vấn đề của lý thuyết nhóm, lý thuyết biểu diễn.

Sang Mỹ năm 1996, ông từng là giáo sư Đại học Arizona, cộng tác với Viện nghiên cứu khoa học Toán học (MSRI) Berkeley, Viện nghiên cứu cao cấp Princeton... Đến nay, ông đã xuất bản 5 cuốn sách, có khoảng 200 công trình trong nhiều lĩnh vực của Toán học. Hiện, ông quan tâm nghiên cứu lý thuyết nhóm và biểu diễn.

GS Tiệp cho biết ông chỉ sử dụng bút và giấy khi nghiên cứu. Ông ghi lại các công thức Toán học hoặc các câu biểu thị chuỗi logic. Ngoài ra, ông trò chuyện liên tục, trực tiếp hoặc trên Zoom, với các đồng nghiệp.

Nhưng tiến bộ có thể đến từ sự tự suy ngẫm và những ý tưởng sẽ nảy sinh khi chúng ta ít ngờ tới nhất, theo GS Tiệp.

"Có thể là khi tôi đang đi bộ với các con hoặc làm vườn với vợ, hoặc làm gì đó trong bếp", ông nói. "Vợ tôi nói cô ấy luôn biết khi nào tôi đang nghĩ về Toán học".

Doãn Hùng (Theo Đại học Rutgers)


Mời bạn đánh giá bài viết này!
TIN TỨC KHÁC
Lịch sử Toán học Việt Nam (kỳ cuối): Sách toán Việt Nam giữa hiện thực và huyền thoại
Lịch sử Toán học Việt Nam (kỳ cuối): Sách toán Việt Nam giữa hiện thực và huyền thoại
Ngày tạo 06:58 | 22/10/2024
Qua những những cuốn sách toán hiện còn sót lại, chúng ta không chỉ hình dung ra một lịch sử phát triển của toán học Việt Nam thời kỳ Trung đại mà còn cả những nhà toán học tiêu biểu, trong đó có Lương Thế Vinh và cuốn Toán pháp đại thành.
Lịch sử Toán học Việt Nam (kỳ 2): Sách toán Việt Nam hiện tồn
Lịch sử Toán học Việt Nam (kỳ 2): Sách toán Việt Nam hiện tồn
Ngày tạo 06:40 | 22/10/2024
Hiện được bảo tồn trong các thư viện và trong các bộ sưu tập tư nhân, các tác phẩm toán học của người Việt Nam đều phản ánh một trong những mối quan tâm về ứng dụng toán học quan trọng của người Việt là tính toán các diện tích mặt phẳng, các phép đo đạc và đơn vị đo.
Lịch sử Toán học Việt Nam (kỳ 1): Toán học Việt Nam thời kỳ Trung đại
Lịch sử Toán học Việt Nam (kỳ 1): Toán học Việt Nam thời kỳ Trung đại
Ngày tạo 15:56 | 21/10/2024
[Lời người dịch] Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài tổng quan Mathematics in Vietnam của giáo sư A. Volkov, chuyên gia nghiên cứu lịch sử toán học Việt Nam thời Trung đại, được in trong Encyclopaedia of the History of Science, Technology, and Medicine in Non-Western Cultures (Helaine Selin Editor), Third Edition, Springer, 2016, pp. 2818-2833. Để phản ánh đúng nội dung bài viết và tiện cho bạn đọc, chúng tôi xin đổi Mathematics in Vietnam thành Toán học Việt Nam thời kì Trung đại.
Đại học nước ngoài hạng 500 thế giới mới được mở trường ở Việt Nam
Đại học nước ngoài hạng 500 thế giới mới được mở trường ở Việt Nam
Ngày tạo 16:48 | 21/10/2024
Để mở phân hiệu tại Việt Nam, các đại học nước ngoài phải thuộc nhóm 500 trường hàng đầu thế giới ở các bảng xếp hạng uy tín, trong ba năm gần nhất. Đây là điểm mới trong Nghị định 124 của Chính phủ về thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đại học, hiệu lực từ ngày 20/11. Quyết định thành lập phân hiệu đại học nước ngoài tại Việt Nam do Thủ tướng cấp.
Bộ Giáo dục bỏ đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10 THPT
Bộ Giáo dục bỏ đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10 THPT
Ngày tạo 23:11 | 19/10/2024
Bộ Giáo dục bỏ đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10, song lại dự kiến môn này sẽ thay đổi hàng năm để tránh học lệch, học tủ. Nội dung trên nằm trong dự thảo quy chế tuyển sinh THCS và THPT được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 19/10.