024 6680 9640
THÔNG TIN TOÁN HỌC Tuyển sinh - du học

Hướng dẫn giải chi tiết Đề minh họa của Sở GD&ĐT Hà Nội KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018


Ngày cập nhật: 13-12-2024:11-44-10 / Số lần đọc: 656
Ngày 28/08/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội ban hành Thông báo 2988/TB-SGDĐT năm 2024 về Cấu trúc định dạng đề thi Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT thành phố Hà Nội theo Chương trình GDPT 2018.
 Bản PDF hướng dẫn giải chi tiết các em học sinh có thể tải về TẠI ĐÂY
 Thông báo 2988/TB-SGDĐT năm 2024 TẠI ĐÂY
 Đề minh họa 7 môn thi tuyển sinh lớp 10 THPT thành phố Hà Nội theo Chương trình GDPT 2018 TẠI ĐÂY
Cấu trúc đề thi vẫn bao gồm 5 câu tự luận như trước đây.
Phần kiến thức mới:
1) Thống kê và xác suất chiếm 1,5 điểm với mức độ nhận biết, thông hiểu.
2) Bài toán gắn liền với thực tế nhiều hơn (đề nhiều chữ hơn).

Phần kiến thức được giảm bớt:
1) Không có bài giải hệ phương trình.
2) Phần liên quan đến định lý Viète đơn giản hơn.
3) Câu 5 liên quan đến bất đẳng thức nhưng được gắn với bài toán thực tế, không khó nhưng yêu cầu học sinh phải đọc/hiểu đề để chuyển từ bài toán thực tế sang mô hình toán học.

Thay đổi đề mới so với đề cũ:
1. Thống kê + Xác suất (1,5đ): 
Mới đưa vào, học sinh cần nắm vững công thức và tính toán cẩn trọng.
2. Rút gọn biểu thức và các bài toán phụ (1,5đ): 
Giữ nguyên cấu trúc như đề cũ, chỉ khác điểm số (đề cũ là 2đ).
3. Giải toán bằng cách lập PT hoặc hệ phương trình: 
Trước kia là một câu giờ thành hai câu. Dự kiến mỗi câu 1 điểm (đề cũ là 1,5đ cho câu này).
4. Phương trình bậc hai và định lý Viète (0,5đ): 
Định hướng mới áp dụng tính giá trị biểu thức giống như các tỉnh thành khác.
5. Bài hình không gian (có thể khoảng đến 1,5đ): 
Được phân thành hai ý nhỏ, học sinh trung bình khá trở lên hoàn toàn có thể đạt điểm tối đa cau này.
6. Bài hình phẳng (khả năng khoảng 2,5đ, đề cũ 3đ):
Cấu trúc gần như đề cũ, bỏ bớt được 1 ý nhỏ. Ý c. tương đối khó và vẫn là ý phân loại học sinh.
7. Toán thực tế (0,5đ):
- Đây là bài ứng dụng toán vào thực tế, học sinh cần thiết lập được biểu thức: thể tích; diện tích,... sau đó áp dụng kiến thức Đại số để đánh giá tìm được giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của biểu thức. Học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản có thể lấy được 0,25đ phần thiết lập biểu thức. Như vậy câu điểm 10 đã giảm mức độ so với bài bất đẳng thức truyền thống trước kia.

Nói chung với cấu trúc đề mới:
- Dài hơn so với đề cũ (do diễn giải toán thực tế).
- Học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản và phải được rèn luyện, phải có những trải nghiệm, hiểu được ngôn ngữ cuộc sống.
- Đáp ứng được thay đổi sách mới.

Nguyễn Kim Sổ
Hội Toán học Việt Nam


Mời bạn đánh giá bài viết này!
TIN TỨC KHÁC
Giới thiệu đề minh họa, đề thi khảo sát, đề thi giữa học kỳ I môn Toán lớp 9 của một số tỉnh thành theo Chương trình GDPT 2018
Giới thiệu đề minh họa, đề thi khảo sát, đề thi giữa học kỳ I môn Toán lớp 9 của một số tỉnh thành theo Chương trình GDPT 2018
Ngày tạo 13:53 | 19/10/2024
Để đáp ứng nhu cầu học tập của các em học sinh, chúng tôi sưu tầm và giới thiệu tới các em và quý phụ huynh một số đề minh họa, đề thi khảo sát, đề thi giữa học kỳ I môn Toán lớp 9 của một số tỉnh thành như Hà Nội, TP. HCM, Phú Thọ... cũng như các trường để chúng ta tham khảo cũng như có định hướng học tập, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi vào lớp 10 THPT, năm học 2025 - 2026.
Thông báo về việc: Đặt mua tạp chí Toán học và Tuổi trẻ online - năm 2025
Thông báo về việc: Đặt mua tạp chí Toán học và Tuổi trẻ online - năm 2025
Ngày tạo 09:32 | 27/11/2024
Tạp chí Toán học và Tuổi trẻ là một ấn phẩm chuyên ngành dành riêng cho những người yêu thích toán học, đặc biệt là học sinh, sinh viên và giáo viên. Với mục tiêu khơi dậy niềm đam mê và phát triển kỹ năng toán học, tạp chí cung cấp nhiều bài viết chất lượng, bài tập thú vị. Với các hoạt động đa dạng và phong phú, tạp chí Toán học và Tuổi trẻ không chỉ là một nguồn tài liệu học thuật mà còn là nơi kết nối và phát triển cộng đồng yêu toán tại Việt Nam.
Học kỳ hay học kì là đúng chính tả?
Học kỳ hay học kì là đúng chính tả?
Ngày tạo 14:12 | 08/11/2024
Trong tiếng Việt, việc sử dụng đúng chính tả là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các từ ngữ có nhiều biến thể như "học kỳ" và "học kì". Mặc dù hai từ này thường xuất hiện trong giao tiếp hàng ngày, không phải ai cũng nắm rõ cách viết chính xác.
Thông báo về Seminar Hội toán học Hà Nội vào thứ năm ngày 31.10.2024 tại trường ĐH Giáo Dục, ĐHQGHN
Thông báo về Seminar Hội toán học Hà Nội vào thứ năm ngày 31.10.2024 tại trường ĐH Giáo Dục, ĐHQGHN
Ngày tạo 10:40 | 28/10/2024
Sự kiện thuộc chuỗi các “Seminar hội toán học’’ liên Trường - Viện mà Hội Toán học Hà Nội đã tổ chức thành công trong nhiều năm qua, với các báo cáo do khách mời là các nhà nghiên cứu và giáo dục Toán học đến từ các trường đại học, cao đẳng, viện khoa học và một số trường phổ thông.
Lịch sử Toán học Việt Nam (kỳ cuối): Sách toán Việt Nam giữa hiện thực và huyền thoại
Lịch sử Toán học Việt Nam (kỳ cuối): Sách toán Việt Nam giữa hiện thực và huyền thoại
Ngày tạo 06:58 | 22/10/2024
Qua những những cuốn sách toán hiện còn sót lại, chúng ta không chỉ hình dung ra một lịch sử phát triển của toán học Việt Nam thời kỳ Trung đại mà còn cả những nhà toán học tiêu biểu, trong đó có Lương Thế Vinh và cuốn Toán pháp đại thành.